Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

TU HỌC Ở TỊNH TÔNG CHÚNG TA, NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO CAO NHẤT LÀ TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC

TU HỌC Ở TỊNH TÔNG CHÚNG TA,

NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO CAO NHẤT

LÀ TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tu học ở Tịnh Tông chúng ta, nguyên tắc chỉ đạo cao nhất là Tịnh nghiệp tam phước, chỉ có mười một câu, mỗi một câu bốn chữ, có bốn mươi bốn chữ là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất.

Bạn xem câu thứ nhất hiếu dưỡng cha mẹ, chúng ta phải thật làm được. Chư Phật Bồ Tát đều là hiếu tử, bất hiếu cha mẹ bạn không thể bước vào cửa Phật.  Phật Pháp là sư đạo, sư đạo nhất định xây dựng ở trên nền tảng của hiếu đạo, cho nên đem hiếu dưỡng cha mẹ để ở đầu tiên.

Thứ hai là phụng sự Sư trưởng.

Phật là Sư trưởng của chúng ta, phải làm thế nào để phụng sự Ngài?

Y giáo phụng hành, Ngài dạy bảo chúng ta, chúng ta đều làm được, chúng ta đều thực tiễn, đây mới gọi là phụng sự, không phải thứ khác. Cúng dường đối với Lão Sư, trên Kinh nói thật rất rõ ràng, cúng dường bảy báo đại thiên Thế giới đều không bằng học bốn câu kệ cúng dường.

Chỗ này nói rất tường tận, Phật muốn chúng ta phải thế nào?

Muốn chúng ta phải cố gắng học tập, thành Phật là cúng dường tốt nhất đối với Ngài, chúng ta có thành tựu ở nơi Phật Pháp, được chút thành tựu đó là cúng dường Phật. Phía sau mới nói từ tâm bất sát, tu mười thiện nghiệp.

Thập thiện nghiệp đạo vừa triển khai, trí tuệ bạn khai mở thì bạn liền biết được Thập thiện nghiệp đạo, từng li từng tí, ở trong sáu cõi khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, đối với người, với việc, với vật, nơi nơi đều không rời khỏi mười nghiệp thiện.

Mười nghiệp thiện triển khai, đại thừa Bồ Tát tám vạn bốn ngàn tế hạnh đều bao gồm trong đó, hết thảy Phật Pháp đều bao gồm ở trong. Tôi thường hay nói cái thí dụ này không phải là giả.

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo không dài, năm, sáu tờ mà thôi, một quyển sách mỏng mỏng, tôi nói đem nó để trên cái cân, bên đây là cái quyển Thập Thiện Nghiệp Đạo, bên đây là Đại Tạng Kinh, phân lượng của chúng đều bằng nhau, có người nghe qua đều rất kinh ngạc, làm sao mà có thể bằng nhau được?

Chân thật bằng nhau, vì sao vậy?

Một bộ Đại Tạng Kinh thực tiễn ngay trong cuộc sống chính là Thập thiện nghiệp đạo.

Người xưa Trung Quốc đã nói: Bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện đó chính là Đại Tạng Kinh, sau cùng đốc hành chính là Thập thiện nghiệp đạo. Thập thiện nghiệp đạo vừa triển khai bạn liền nghĩ đến cái ý này, tám vạn bốn ngàn tế hạnh của Bồ Tát, tám vạn bốn ngàn tế hạnh chẳng phải là Đại Tạng Kinh thực tiễn ngay trong cuộc sống hay sao, vì sao mà nó không bằng nhau chứ.

Cho nên tôi nói tính chất của Đệ Tử Quy cũng giống như đây vậy, nó ở trên cân, Đệ Tử Quy ít, một nghìn không trăm tám mươi chữ, trọng lượng của nó cùng Tứ Thư, Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, thậm chí Tứ Khố Toàn Thư là bằng nhau, cũng là cái đạo lý này.

Bạn có trí tuệ vận dụng linh hoạt, từng câu từng chữ vô lượng nghĩa, trí tuệ của bạn vừa thông đạt thì phương tiện khéo léo dùng không cùng tận, không luận là việc gì, bạn dùng mười thiện đều có thể giải quyết. Mười thiện chính là toàn bộ Phật Pháp. Đệ Tử Quy là rút gọn toàn bộ truyền thống của Trung Quốc.

Cái nhận biết này không thể không có thì chúng ta mới không dám xem thường nó, đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, không luận gặp bất cứ việc gì, bạn đi tìm phương pháp giải quyết thì ở trong Thập thiện nghiệp đạo có, trong Cảm Ứng Thiên có, trong Đệ Tử Quy có.

Cho nên bất cứ một môn nào, Phật nói được rất hay, đều có thể giúp bạn khai ngộ, đều có thể giúp bạn thành vô thượng đạo, cho nên trên Kinh Kim Cang nói pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, chính là cái đạo lý này, chính là nói cái sự việc này.

Cho nên chúng ta một môn thâm nhập, vào đến trình độ nào vậy?

Vào đến minh tâm kiến tánh. Chân thật một môn chính là tam muội. Tam muội là tiếng Phạn, trực tiếp phiên dịch ra là chánh thọ, hưởng thọ bình thường. Chư Phật, pháp thân Bồ Tát các Ngài mới có được hưởng thọ bình thường, phàm phu sáu cõi không có.

Hưởng thụ của phàm phu sáu cõi, Phật nói có năm loại lớn là khổ, vui, ưu, hỉ, xả, gọi là năm loại thọ, không bình thường. Tam muội là bình thường, tương ưng với tự tánh thì bình thường. Trong tự tánh vốn dĩ không một vật, bạn không thể nói nó không có.

Đại Sư Huệ Năng nói với chúng ta vốn tự đầy đủ, đó chính là nói nó cái gì cũng có, cái gì cũng không có, khi không hiện thì không có thứ nào, khi hiện thì năng sanh vạn pháp, nó thảy đều có tất cả, khi hiện thì không nên chấp trước có, khi không hiện thì không nên chấp trước là không, bạn nói có nói không đều không đúng, cho nên chúng ta phải học chánh thọ của Chư Phật Bồ Tát thì đúng.

***