Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

TRONG MỐI QUAN HỆ NGŨ LUÂN, CHÚNG TA LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC VIÊN MÃN, ĐỂ LỢI ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI THÂN HỮU BÊN CẠNH CHÚNG TA

TRONG MỐI QUAN HỆ NGŨ LUÂN,

CHÚNG TA LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC

VIÊN MÃN, ĐỂ LỢI ÍCH CHO

NHỮNG NGƯỜI THÂN HỮU

BÊN CẠNH CHÚNG TA

Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
 

Trong mối quan hệ ngũ luân, chúng ta làm thế nào để được viên mãn, để lợi ích cho những người thân hữu bên cạnh chúng ta.

Lúc này thường cách làm của chúng ta đều phải nên suy nghĩ một cách cẩn thận, cẩn thận mà đánh giá. Cho nên ngày hôm qua, sau cùng nói đến việc một người phụ nữ vì sức khỏe của chồng mình, mong muốn anh ăn ít thịt.

Ít ăn thịt thì có lợi đối với sức khỏe của mình. Hôm qua, chúng ta cũng đã nói các loại thịt thì tính axit quá nhiều, mà thể chất mang tính axit là nguồn căn của các loại bệnh mãn tính. Nhưng cũng không nên quá nóng vội hấp tấp, dục tốc tất bất đạt, vì vậy trước khi muốn thay đổi người khác, bản thân trước tiên phải ổn định trở lại.

Tâm của bạn có thể định thì bạn mới có thể xoay chuyển hoàn cảnh, bạn mới không bị hoàn cảnh chuyển. Cho nên bất kỳ sự việc gì, muốn thành tựu thì nhẫn nại là vô cùng quan trọng. Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn. Lúc trước, chúng ta đã đề cập đến chữ nhẫn này.

Phải có thể nhẫn đến mức độ nào vậy?

Xem cách hội ý của chữ nhẫn này thì thấy phía trên có một con dao, phía dưới là trái tim. Gắn lên quả tim của mình rồi thì bạn có thể như như bất động, có thể chịu đựng được sự khảo nghiệm như vậy.

Chúng tôi cũng đã nói, con dao này thật sự không phải là lấy con dao để lên cổ của bạn, mà khi chúng ta có ý tốt mà bị người ta tạt cho một gáo nước lạnh, bị người ta mỉa mai châm chọc, bạn vẫn không quên được dự tính ban đầu của mình, không quên cái tâm muốn tốt cho họ.

Có thể nhẫn nhịn được sự sỉ nhục, ức hiếp, tiến tới thức tỉnh tâm hổ thẹn của họ, thức tỉnh lương tri của họ. Cho nên, đích thực là cần phải có công phu nhẫn nại.

Mà công phu nhẫn nại này khi nào thì bắt đầu luyện vậy?

Thời thời khắc khắc, khi nói chuyện tiếp xúc qua lại với người khác phải thường quán chiếu xem tính khí nóng nảy của mình có nổi lên hay không, ngạo mạn có nổi lên hay không, mất kiên nhẫn có nổi lên hay không. Phải tu sửa từ trong khởi tâm động niệm, đây mới là phương pháp tu học tốt nhất.

Không chỉ trong mối quan hệ ngũ luân chúng ta cần dùng phương pháp tốt nhất để dẫn dắt cho họ, thậm chí gặp phải người xa lạ chúng ta cũng phải dùng cái tâm chân thành để dẫn dắt người khác.

Tôi nhớ có một lần, ở dưới lầu của trung tâm Hải Khẩu là một cái sân rất rộng, trên sân có một ít giấy, một ít rác, tôi liền cúi xuống nhặt số rác này. Trong số người dân sống ở dưới tầng này có một cô bé nhìn thấy tôi nhặt rác như vậy thì cứ đưa mắt nhìn tôi.

Lúc này thì các vị sẽ làm thế nào?

Cô bé cũng không giúp bạn, cứ chằm chằm nhìn bạn làm. Chúng tôi tâm bình khí hòa. Lúc đó, tôi vừa nhặt vừa để ý ánh mắt của cô bé. Xem ra, cô bé nhìn tôi cũng rất chăm chú.

Tôi nói với cô bé: Em gái à! Em có thể giúp anh nhặt số rác ở đằng đó hay không?

Đúng lúc rác cũng nằm ở ngay chân của cô bé.

Có thể thấy được cô bé có thói quen này hay không?

Cô bé không có thói quen này. Kết quả là cô bé nhặt lên. Dù nhặt lên nhưng cô bé vẫn cứ cố nhìn tôi.

Kỳ thực, trẻ nhỏ đều rất chú ý đến cách nhìn của ai đối với chúng?

Là người lớn. Cho nên, nếu bạn khẳng định chúng ở đâu thì chúng sẽ đi về hướng đó. Người làm cha mẹ người khác, làm Trưởng Bối của người khác, đối với nguyên tắc làm người xử sự càng rõ ràng thì bạn liền có thể dẫn dắt con cái đi về phương hướng này. Khi cô bé nhặt lên và cứ nhìn tôi, tôi liền mỉm cười với cô bé.

Tôi nói: Cảm ơn em đã giúp anh.

Bên cạnh cũng còn nữa, vậy có thể tiếp tục giúp anh được không?

Cô bé liền nhặt, bắt tay vào làm. Trong quá trình cô bé đi nhặt, sau khi nhặt đầy một túi rác liền đi về phía nhà của mình, đi vào rồi lại đi ra và cầm theo một túi đựng rác khác. Kết quả, đã nhặt đến túi thứ tư.

Tôi thấy cô bé chuẩn bị đi vào nhà tiếp, tôi liền nói: Được rồi! Hôm nay làm đến đây là được rồi.

Vì đã nhặt rác đến tận đường lộ bên ngoài sân rồi, cho nên tôi nói: Được rồi! Hôm nay chỉ đến đây là được rồi. Nhìn thấy cô bé với bộ dạng muốn ngưng mà ngưng không được. Khi cô bé gia nhập thì đội ngũ của chúng tôi liền hùng hậu, tôi có dắt theo một bé trai trong trung tâm đi nhặt rác nên nhặt được bốn năm túi.

Sau khi đi lên lầu, vì muốn kịp thời công nhận khẳng định, chúng tôi lập tức giao phó cho bé trai đem một hộp nho khô của Tân Cương xuống lầu cho cô bé, trẻ con với nhau rất dễ kết giao, dễ xây dựng tình hữu nghị.

Cho nên, chúng ta dẫn dắt người lạ cũng vậy, dẫn dắt những người hành thiện ở bên cạnh chúng ta cũng vậy, phải có thể khéo dẫn dắt từng bước một, không thể quá hấp tấp vội vàng. Bởi vì con người đều có lòng hiếu thiện, hiếu đức, mà muốn dẫn phát tâm hiếu thiện, hiếu đức của họ thì tuyệt đối không thể ra lệnh đối với họ được.

Bạn phải làm cho họ xem, bạn phải diễn cho họ xem. Họ sau khi xem xong rồi thì tâm sanh hoan hỷ, tự họ sẽ đi làm. Cho nên, rất nhiều giáo viên của chúng tôi đều phải viết một quyển sách.

Là sách gì vậy?

Gọi là: Nhặt rác có thể tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trong mấy tháng chúng tôi nhặt rác, chỉ tính chuyện về việc nhặt rác cũng đã có gần mười câu chuyện.

Tôi còn nhớ, khi tôi đến Bắc Kinh diễn giảng xong thì đi thăm Trường Thành một ngày. Trường Thành là một trong những di sản văn hóa quan trọng nhất của Trung Hoa, nơi này có nhiều người trên Thế Giới đến tham quan.

Khi nơi này tạp loạn như vậy không những chúng ta đã không thúc đẩy được sự tôn nghiêm văn hóa mà còn làm mất mặt người Trung Hoa trong mắt bạn bè Thế Giới.

Nhìn thấy một nhóm giáo viên chúng tôi ở đó đi nhặt rác bởi vì hai bên đường đều là rác, thế là sau khi tôi nhặt được một ít rác, đột nhiên vị giáo viên bên cạnh tôi liền nói: Vừa rồi khi anh nhặt rác thì có một người nước ngoài hướng ống kính về phía anh chụp hình.

Vì sao vậy?

Được chụp hình là đáng mừng mà cũng đáng thương.

Họ vì sao lại chụp lại cảnh này?

Bởi vì họ nghĩ rằng, dường như sự việc như vậy ở đất nước Trung Quốc rất hiếm gặp được. Cho nên, việc nhặt rác có thể giúp làm đẹp mặt Tổ Tiên, có thể thức tỉnh được lương tri của rất nhiều người.

Một lần, bốn người chúng tôi đi trên một hành lang. Trên hành lang này có rất nhiều câu chuyện đều có liên quan đến việc nhặt rác. Tôi cùng Thầy Lý đi phía trước, đi phía sau là hai vị nữ giáo viên.

Hai người chúng tôi nói: Đàn ông thì phải làm trước, liền nhặt rất nhiều rác ở phía trước. Việc nhặt rác này đúng lúc tan học, rất nhiều học sinh Trung Học ùa ra như ong vỡ tổ.

Trên tay các em cầm là những gì?

Một tay cầm đồ ăn, một tay cầm ly trà sữa trân châu, vừa đi vừa ăn, vừa đi vừa vứt rác. Đúng lúc khi chúng tôi đang nhặt rác, đột nhiên phía đối diện có bốn năm em học sinh Trung Học đi tới.

Kết quả sau khi nhìn thấy chúng tôi nhặt rác thì các em đó dừng lại, sau đó chúng nói: Thật hiếm thấy, thật hiếm có. Chúng ở đó và cảm thấy sự việc này thật hiếm thấy, cảm thấy việc này rất hiếm có, rất khó gặp.

Khi đó, hai vị giáo viên nữ ở phía sau liền đi đến trước mặt và nói với chúng: Các em cảm thấy hiếm gặp, giả như nếu các em cùng nhau làm, cùng nhau nhặt thì sẽ không còn hiếm có, khó gặp nữa rồi.

Các em học sinh Trung Học này nghe xong cũng cảm nhận được có chỗ ngộ, gật gật đầu nói: Đúng vậy, đúng vậy. Đột nhiên chúng cũng liền cúi đầu xuống và nhặt lên cái đầu lọc thuốc lá.

Cho nên, khi chúng ta chân thật muốn được lợi sanh hành đạo, trong vô hình trung đã thức tỉnh được lương tri của rất nhiều người, thức tỉnh rất nhiều người có thiện tâm. Tôi còn nhớ, có một lần đi leo núi Nam Sơn ở Thẩm Quyến. Chân thật là rác rất nhiều, chúng tôi cứ thế một đường mà nhặt về phía trước.

Khi muốn quay xuống núi, đột nhiên người bên cạnh tôi liền nói: Người như vậy là người tốt. Khi chúng tôi làm như vậy, chúng tôi không dám nói có thể khiến cho lần sau họ đi đến đây nhặt rác, nhưng tôi xác định những người nhìn thấy chúng tôi nhặt rác này, lần tới khi họ vứt rác, trong khoảnh khắc đó chắc họ sẽ không vứt rác xuống, mà họ sẽ đột nhiên cầm trở lại. Bởi vì họ sẽ không nhẫn tâm thấy người ta đi lượm còn mình thì lại vứt.

Có một đứa trẻ năm tuổi tại Hải Khẩu, một lần cùng cha đi chơi, khi ăn hết đồ ăn vặt thì còn dư lại một que tre. Đứa trẻ đó đưa tay lên định vứt thì lập tức thu trở lại, rồi đứng một mình ở đó cười.

Cha cậu bé quan sát thấy việc đó liền hỏi cậu bé: Con đang cười cái gì?

Đứa trẻ đó rất ngại ngùng không dám nói.

Tiếp đến người cha nói với em: Con nói cho cha nghe thử xem.

Đứa trẻ đó mới nói: Con vừa giơ tay ra thì đột nhiên nhớ lại Thầy Thái nói không được vứt rác lung tung, cho nên lập tức giật tay trở lại, cảm thấy thật ngại ngùng.

Cho nên, chân thật chúng ta khuyên người khác: Đừng vì chuyện thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà làm.

Khi rất nhiều chuyện sai lầm mà người làm thầy, người làm cha mẹ lại đều nói: Không có gì, không sao đâu, đến trễ không sao đâu, vứt miếng rác không sao đâu, tích tiểu ác sẽ thành đại ác. Cho nên phải thận tư, thận tư. Có thể thành tựu đức hạnh cho trẻ thì tuyệt đối đều là từ việc thiện nhỏ mà làm, từ việc ác nhỏ mà thay đổi, đây mới là phương pháp chính xác. Cho nên, đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm.

Từ trong cuộc sống của chúng ta, những việc nhỏ nhặt vụn vặt đều phải làm tấm gương cho trẻ nhỏ, thậm chí là làm tấm gương cho công nhân viên. Từ những điều nhỏ nhặt đó khiến cho những người bên cạnh đề khởi được cái tâm hiếu thiện hiếu đức này.

Tôi ở Thẩm Quyến gặp được một vị trưởng giả đã bảy mươi tuổi. Vào lúc đó, tôi đi thúc đẩy văn hóa truyền thống khoảng được hơn bốn tháng, vẫn còn non trẻ lắm. Đúng lúc tôi đang diễn giảng ở Thẩm Quyến, cũng xác nhận rằng con người với nhau là một loại duyên phận.

Lần trước, thầy giáo Lý Truyền Quân của chúng ta, vị trưởng giả này và chúng tôi trong cùng một ngày quen biết nhau. Vào hôm đó, tôi ở Thẩm Quyến luân phiên diễn giảng tiết cuối cùng trong tám tiết, Thầy Lý này thì giảng ở tiết thứ bảy.

Bởi vì đúng lúc khu Long Cảng mời thầy ấy đến làm người bình thẩm. Thư Pháp của thầy viết rất đẹp. thầy trong thời gian mấy năm tham gia cuộc thi, năm năm tổ chức một lần, liên tục được giải.

Trong mười năm tổ chức hai lần thì thầy cũng hai lần được giải, cho nên Lão Sư của thầy ấy đã nói: Tất cả những người trong giới Thư Pháp cho dù tập thêm thành tích mười năm nữa cũng không thể vượt qua được thầy.

Mà lời giáo giới Lão Sư đã dạy cho thầy đó là: Chỉ cần con không có đức hạnh là ta đã hại con. Cho nên, thầy ấy vẫn luôn cẩn thận ghi nhớ lời nhắc nhở này của thầy mình, làm một người vô cùng khiêm cung, dạy học trò cũng rất tận tâm tận lực, rất nhiều đều dạy học không công, cho nên hiện tại thầy cũng không dư dả gì. Thầy và tôi gặp nhau cũng là duyên phần vô cùng đặc biệt.

Bởi vì tiết giảng thứ bảy là của thầy, nhưng do thầy đảm nhiệm vai trò bình thẩm, kết quả nhìn thấy rất nhiều Thư Pháp nhất định không phải của trẻ nhỏ viết, mà là có người viết thay.

Sau khi thầy xem xong cảm thấy việc này không phải là việc bình thường, phải có trách nhiệm làm cho tốt việc này, cho nên thầy lập tức đi tìm ban tổ chức nói với họ những bài này tuyệt đối là có người viết thay.

***