Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo
TỔ TIÊN VÀ NHỮNG THÁNH
HIỀN NHÂN ĐỜI TRƯỚC CÓ
TẤM LÒNG RẤT RỘNG LỚN
Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
Đặc biệt họ là những người làm về chính trị thì có thể giảm thiểu được việc phải đi những con đường vòng, có thể có được nhiều tấm gương để noi theo, có thể nắm được những trí huệ chính trị từ thời Ngũ Đế đến đời nhà Tấn. Truyền chi lai diệp, nghĩa là truyền đến đời hậu thế là có thể di quyết tôn mưu.
Chữ di này có nghĩa là để lại, truyền lại, có thể ân trạch cho đời sau. Chữ tôn mưu này chính là con cháu đời sau có thể chăm lo tốt cho nhân sinh hạnh phúc của mình. Mưu ở đây chính là làm sao để mưu cầu cuộc sống hạnh phúc cho chúng.
Bởi vì trong bộ sách này đều là học vấn về tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, đối với việc đời sau chúng chăm lo gia đình của mình, thậm chí có cơ hội để bước ra mưu cầu hạnh phúc lợi ích cho nhân dân đều có thể dựa vào bộ sách này mà có được khải thị quý báu. Cho nên chân thật là một bảo điển trị thế, xem quá khứ biết tương lai.
Thái Tông hỷ kỳ quảng bác nhi thiết yếu. Thái Tông Hoàng Đế vô cùng yêu thích. Nó hàm chứa những đạo đức học vấn rất quảng bác. Vả lại, những điều được lựa chọn ra đều là bộ phận vô cùng tinh túy, thiết yếu.
Việc này nếu như chưa thật sự đọc thông những giáo huấn của Kinh Sử Tử thì cũng rất khó có thể lựa chọn ra được tinh túy và chuẩn xác. Mà Thái Tông Hoàng Đế nhật nhật thủ bất thích quyển, mỗi ngày hễ có thời gian là tranh thủ giở ra xem, mong muốn bản thân sớm ngày có được trí huệ để chăm lo cho chính trị, thì lão bá tánh sẽ sớm ngày được lợi ích.
Chúng ta nhìn thấy Thái Tông Hoàng Đế học tập không quản gian lao như vậy đều bởi vì ông có một động lực căn bản, chính là yêu thương nhân dân.
Hiện tại Quần Thư Trị Yếu cũng đã đến được tay của chúng ta rồi, vậy chúng ta ngày ngày tay không rời sách để thâm nhập Quần Thư Trị Yếu có được hay không?
Mọi người cười là có ý gì vậy?
Nếu như không thể thì chính là lòng từ bi không đủ, bạn không có sứ mệnh cảm, được ngày nào hay ngày đó.
Cho nên chúng ta bình tĩnh quan sát, một người ở thời điểm nào thì trưởng thành nhanh nhất?
Chính là lúc người đó có sứ mệnh cảm. Rất nhiều phụ nữ trẻ tuổi sinh con, không có ai dạy, họ đi mua một đống sách dạy con đem về ra sức xem, sợ dạy con sai. Đây là tình yêu của người mẹ. Hễ có lòng yêu thương thì họ sẽ có động lực dồi dào.
Đến trường dạy học, ai là người đốc thúc Thầy cô dụng công đọc sách?
Đều là phải tự mình chủ động. Không chỉ là học tập trên sách vở, mà còn học tập kinh nghiệm của những người dạy học đi trước. Chúng tôi nhìn thấy những giáo viên trẻ trong trường học đều chủ động tích cực như vậy. Khi nói chuyện với họ, họ nói sợ dạy sai cho học trò, sợ làm lỡ cơ hội người khác. Họ sớm ngày kế thừa được kinh nghiệm thì học sinh sẽ sớm ngày được lợi ích.
Cho nên: Từ bi vi bổn, động lực ở từ bi. Phương tiện vi môn, phải lợi ích cho tha nhân, đặt mình vào người khác, thiện xảo phương tiện. Thái Tông Hoàng Đế tiếp nhận những trí huệ trong các Kinh Điển này của Cổ Thánh Tiên Vương cũng phải tùy theo tình hình mà vận dụng vào.
Cho nên Thái Tông Hoàng Đế nói: Viết sứ ngã kê cổ lâm sự bất dụ giả, khanh đẳng lực dã. Thái Tông đã nói chữ kê này có nghĩa là khảo sát. Ông mỗi lần đối diện với sự việc đều có thể dựa vào kinh nghiệm, trí huệ trong mấy nghìn năm lịch sử để phán đoán, để đưa ra quyết sách. Ông sẽ không bị mê hoặc, ông cũng ứng đối được chắc chắn.
Chúng ta hiện tại đừng nói đến trị quốc, bản thân mỗi ngày đối nhân xử thế cũng không biết phải dùng lời lẽ như thế nào để nói. Ngay cả ứng đối tiến thoái có lúc cũng không biết gì.
Nguyên nhân là gì?
Chúng ta đã đọc lịch sử quá ít. Đọc lịch sử trưởng dưỡng kiến thức. Đọc Kinh Điển thì mới có thể quán thông nghĩa lý.
Không chỉ phải hiểu nghĩa lý mà còn phải tăng trưởng kiến thức, cho nên nói: Đọc vạn quyển sách đi vạn dặm đường.
Trong cuộc đời này của chúng ta có bao nhiêu lần đến xin cha mẹ chỉ dạy kinh nghiệm làm người?
Bản thân đến đơn vị công ty đã từng bao nhiêu lần chủ động học tập kinh nghiệm cuộc đời với chủ quản?
Bản thân có bao nhiêu lần chủ động trong lịch sử văn hóa dân tộc đúc kết ra được kinh nghiệm?
Hiếu học cận hồ tri, không chủ động cầu học thì rất khó có trí huệ, liền biến thành chỉ có thể mê hoặc mà không thể bất hoặc. Mọi người thật sự hạ công phu vào trong Quần Thư Trị Yếu đảm bảo cũng sẽ giống như Thái Tông đã nói. Theo kinh nghiệm người xưa thì đối diện với sự việc sẽ không bị mê hoặc.
Thái Tông nói câu nói này là tấm lòng biết ơn: Khanh đẳng lực dã.
Việc này rất đáng quý! Ông thân là Hoàng Đế, Thiên Tử mà vẫn có thể thời thời nhớ nghĩ đến ân đức của thần tử, việc này thật sự không dễ dàng. Thường giữ cái tâm cảm ơn này, đặc biệt là Thái Tông Hoàng Đế thường hay tán thán Ngụy Trưng Đại Nhân trước mặt các quần thần, cảm thấy Ngụy Đại Nhân giống như Thầy của mình vậy.
Cả quá trình Trinh Quán thịnh thế, ông đều quy về công lao từ sự khuyên gián của Ngụy Đại Nhân. Cho nên tính cách, nhân cách của Thái Tông Hoàng Đế thật vô cùng đáng kính đáng yêu.
Do thị nhi tri, trinh quán chi trị đích thái bình thịnh huống, thử thư cống hiến đại hỷ. Có thể thành tựu một cái thịnh thế là kết quả, nguyên nhân là ở thiên tử có tư tưởng chính xác, có trí huệ về chính trị chính xác.
Từ trong bộ sách này thừa truyền lại. Thành vi tùng chính giả tất độc chi bảo điển. Thực tại, người làm công việc chính trị nhất định phải đọc quyển bảo điển này.
Lần này, Sư Trưởng khi gặp mặt Thủ Tướng nhiệm kỳ trước của Malaysia, ông Mahathir, nói đến bộ sách quý này thì ông Mahathir liền nói: Tôi cũng muốn học. Các vị xem, một vị trưởng giả tám mươi bảy tuổi rồi mà còn hiếu học đến như vậy. Ông cũng hy vọng học được trí tuệ về chính trị từ trong bộ sách này để có thể làm lợi ích cho đất nước của chính mình. Tinh thần ham học này rất đáng để cho chúng ta noi theo.
Cho nên, Sư Trưởng cũng hy vọng chúng ta có thể đem Quần Thư Trị Yếu ba trăm sáu mươi dịch ra tiếng Anh, cung cấp cho những người làm chính trị ở các nước trên Thế Giới thâm nhập vào trí tuệ chính trị này của người xưa. Văn hóa truyền thống không phải chỉ thuộc về người Trung Hoa.
Tổ Tiên và những Thánh Hiền Nhân đời trước có tấm lòng rất rộng lớn, chúng là thuộc về cả nhân loại. Không chỉ là người làm chính trị mới cần phải đọc, mà cả những người làm cha mẹ cũng phải nên đọc, làm thầy cô cũng nên đọc, là lãnh đạo trong các đoàn thể công ty xí nghiệp cũng phải đọc bộ bảo điển này.
Đây đều là học vấn về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Mỗi một gia đình, mỗi một đoàn thể, nhỏ đến gia đình, lớn đến quốc gia thiên hạ đều cần thiết.
Vả lại, chúng ta phải hiểu được, Triều Đường cách Triều Hán mấy trăm năm lịch sử, trước đó lại trải qua sự động loạn của Ngụy Tấn Nam Bắc Triều và Triều Đường, trải qua một, hai trăm năm động loạn, chúng ta suy nghĩ phải cần đến bao nhiêu thời gian để thiên hạ được đại trị?
Sự thật đã chứng minh thời gian Trinh Quán của Thái Tông Hoàng Đế chưa bao nhiêu năm mà cả đất nước đã được an định, thịnh thế. Cho nên có thể hiểu được, chỉ cần làm tốt giáo dục, chỉ cần áp dụng đúng các chính sách chính trị này thì lòng dân sẽ tiếp nhận sự giáo hóa này rất nhanh, thiên hạ liền an định, không cần phải tốn thời gian dài.
Cho nên, đó là lý do vì sao những giáo huấn này là bảo vật, nó có thể thay đổi vận mệnh con người rất nhanh, thay đổi vận mạng của quốc gia và đoàn thể.
Trong Trung Dung có nói: Nhân tồn chính cử. Người có trí huệ nắm quyền, nếp sống của cả xã hội sẽ thay đổi rất nhanh. Vả lại, đối diện với thời đại này, rất nhiều quốc gia đều là dân chủ chính trị, người lãnh đạo là được bầu chọn ra, cho nên người dân tuyển cử cũng phải có năng lực phán đoán nhân tài như thế nào mới là một nhân vật chính trị tốt, mới có thể làm người lãnh đạo. Nếu lão bá tánh đều được học Quần Thư Trị Yếu thì họ sẽ biết phán đoán.
Người lãnh đạo này vừa nhậm chức thì đã dùng rất nhiều tiền, đặc biệt xem trọng việc hưởng thụ, xác định chắc chắn không phải là tốt, lần sau sẽ không bầu người này nữa. Từ trong lịch sử mấy nghìn năm đã hiểu được đức hạnh quan trọng nhất phải là hiếu liêm, chọn hiếu liêm.
Họ về sau bỏ phiếu thì không phải đi nghe người ứng cử mắng người, mà là đi điều tra xem người ứng cử này có hiếu thảo hay không, có liêm khiết hay không, vậy mới có thể chọn ra được người hay, mới có thể làm tốt công tác chính trị. Vi chính tại nhân.
Cho nên, quốc gia dân chủ thì lão bá tánh cũng cần phải đọc quyển sách này. Nếu không, chọn sai người thì mỗi người đều phải gánh chịu trách nhiệm nhân quả. Người là do chúng ta chọn ra sai thì có gì để oán trách. Con người không có sức phán đoán, không chỉ hủy hoại cuộc đời chính mình mà có khi cũng hủy luôn tiền đồ của đất nước.
***