Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo
TỔ TIÊN TUY MẤT ĐÃ LÂU,
NHƯNG VIỆC TẾ BÁI KHÔNG THỂ
KHÔNG THÀNH KÍNH
Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
Đây là nói đến sửa lỗi. Để có thể biết lỗi thì trước tiên họ đối với thị phi, thiện ác, chánh tà, tốt xấu phải có thể phán đoán được rõ ràng. Điểm này còn phải thông qua việc học nhiều Kinh Điển.
Trong Chư Tử Trị Gia Cách Ngôn có nói: Tổ Tiên tuy mất đã lâu nhưng việc tế bái không thể không thành kính, con cháu tuy ngu dốt nhưng Kinh Điển không thể không tìm đọc. Thị phi, thiện ác không phải là học cao mà biết được. Học lực cao là học những thứ về chuyên môn, tri thức tương đối phong phú. Thị phi, thiện ác chân thật ở trong Kinh Điển xưa nay không hề thay đổi.
Chúng ta gần đây nhìn thấy rất nhiều thanh thiếu niên phạm lỗi, tổn hại cha mẹ, thậm chí là sát hại cha mẹ. Chúng ta nghe đến những tình huống này vô cùng kinh hãi, rất lo âu, tiến một bước nữa là mau mau dạy luân lý đạo đức cho con cái.
Có một người đến Nhật Bản du học năm năm. Có một lần, người mẹ gửi tiền cho cậu. Đi du học Nhật Bản đời sống ở đó rất cao. Người mẹ cũng rất hiếm có, thắt lưng buộc bụng, cứ như vậy chỉ trong một khoảng thời gian là đã có thể chuyển tiền qua cho cậu.
Một lần nọ, cảm thấy chuyển tiền quá ít, cậu trở về nước, vừa xuống máy bay, vẫn còn ở sân bay, vừa nhìn thấy người mẹ, câu đầu tiên nói ra một cách đầy phẫn nộ: Bà lần trước tại sao gửi tiền cho tôi ít như vậy. Người mẹ vừa mới bắt đầu giải thích một chút về tình cảnh, nó liền lấy con dao ra liên tục đâm nhiều nhát vào mẹ của nó. Những người bên cạnh đều không dám can ngăn.
Sau khi người mẹ gục ngã xuống, chỉ có một người Mỹ đến đưa mẹ của nó vào bệnh viện. Trong nhận thức thông thường nhất, để đi du học ở Nhật Bản thì phải có trình độ học tập xuất sắc nổi bật, nhưng ngược lại, lại nhẫn tâm với người mẹ của mình như vậy.
Trong lòng nó có thị phi không, có thiện ác không?
Lẽ nào không đáng để cho người làm cha mẹ, người làm thầy cô chúng ta và cả những người làm trong bộ giáo dục của chính phủ phải phản tỉnh hay sao?
Chúng ta bồi dưỡng ra thế hệ học trò học lực rất cao, ngược lại lại làm ra những sự việc hết sức tàn nhẫn như vậy, vậy thì gia đình chúng ta còn có hy vọng hay không, cả xã hội vẫn còn hy vọng hay sao?
Cho nên vấn đề nghiêm trọng nhất là xem trọng học tập tri thức, học tập kỹ năng nhưng xem nhẹ đạo đức, xem nhẹ căn bản.
Đầu đuôi lẫn lộn như vậy thì làm sao có thể dạy dỗ ra những đứa con tốt được?
Cho nên ở trong quyển Đại Học nói với chúng ta: Đức giả bổn dã, tài giả mạc dã. Chúng ta hiện tại đều chỉ nhìn thấy tài năng, nhìn thấy học lực, nhìn thấy tri thức thành tích, ngược lại xem nhẹ giáo dục đức hạnh. Đây là việc nghiêm trọng nhất. Bởi vì những hiện tượng này xuất hiện, nó không phải là ngẫu nhiên, nó có thể sẽ càng ngày càng nhiều.
Bởi vì đã xem nhẹ giáo dục hết mấy mươi năm, mất trâu rồi mới mau mau lo làm chuồng. Mọi người mau mau cùng nhau học tập Kinh Điển của lão Tổ Tông thì mới biết cách phán đoán. Vả lại đọc một lần, đọc hai lần cũng chưa đủ, phải trường kỳ huân tu.
Số lần chưa đủ thì bạn gặp cảnh giới sẽ không thể đề khởi lên được. Không cần nói người thông thường, chúng ta một ngày không đọc thì năng lực quán chiếu cũng không đủ, sai rồi mà vẫn không biết, cho nên không ngừng duy trì dụng công huân tập mới có thể quán chiếu được lỗi lầm và tiến đến việc sửa đổi.
Nếu không, mỗi ngày đều bị tập khí làm chủ mà không biết thì sẽ rất khó đề cao. Mỗi ngày sớm tối đều phải có bài khóa đọc Kinh Điển cố định, không thể gián đoạn. Công phu đủ thì trở ngại sẽ thông. Bạn không thể đọc một ngày lại nghỉ ngơi hai ngày, nhất định sẽ thối lui.
Cho nên, ngày trước người đọc sách đã nhắc nhở chúng ta: Ba ngày không đọc sách, mặt mũi liền khó coi. Chúng ta hãy dùng khoa học để phân tích.
Chúng ta hiện tại bao nhiêu lâu không đọc sách thì mặt mũi khó coi?
Thật tình mà nói, chúng ta hiện nay dù mỗi ngày đọc nhưng mặt mũi vẫn khó coi, vì sao vậy?
Bởi vì tập nhiễm quá nghiêm trọng, thậm chí vừa đọc vừa hoài nghi: Làm người nhất định phải làm một cách vất vả như vậy sao?
Vẫn cứ hoài nghi cái này, lựa chọn cái kia, chọn lựa đến cuối cùng đều không phải là học tập Thánh Hiền mà tự học với chính mình, tùy thuận vào sự yêu ghét của chính mình mà lĩnh hội Kinh Điển. Con người tự biết mình mới gọi là người minh bạch. Không sai, ngày ngày đọc mà mặt mũi cũng khó coi.
Vì sao vậy?
Bởi vì mỗi ngày chỉ đọc nửa giờ đồng hồ, không đủ.
Vậy phải làm sao?
Vì sự thành công mà tìm phương pháp.
Đọc một giờ, đọc hai giờ, huân tập đến trình độ nào vậy?
Khi không đọc Kinh, hễ gặp phải sự tình gì thì những câu Kinh này có thể lan tỏa ra, vậy thì tùy thời tùy lúc đều đang huân tập, đều đang nhắc nhở chính mình. Đạo dã giả, bất khả tu du ly dã.
Con người một khi không giữ chánh niệm thì sẽ nghĩ tưởng lung tung. Cho nên tinh tấn không giải đãi, hễ có thời gian thì mau nghe Kinh đọc Kinh, hễ có sự việc gì liền chân thành, tận tâm tận lực, một lòng cung kính, cẩn thận mà xử lý sự tình.
Trong quá trình xử lý thì luôn luôn đối chiếu giáo huấn trong các Kinh Điển, như vậy thì sự dụng công không gián đoạn. Không gián đoạn thì mới có thể nâng cao. Cho nên trong Kinh Điển có thí dụ, người tu hành giống như dùi cây lấy lửa, bạn phải dùi đến khi nảy ra lửa.
Nếu bạn xoay được một chút liền nói: Ôi, mỏi tay quá, liền ngừng lại một chút thì việc dùi lửa đó không phải là uổng công rồi hay sao?
Cho nên công phu phải sâu, có công mài sắt có ngày mới nên kim, công phu không thể gián đoạn. Nếu như mọi người không tin, ví dụ như chúng ta dụng công được một hai tuần, chỉ cần xem phim đánh đánh giết giết một chút thì toàn bộ công phu của hai tuần đó mất hết. Đương nhiên bạn không nhất định phải thử, tôi chỉ là ví dụ một chút.
Chúng tôi ngày trước đều có kinh nghiệm này. Dụng công được một thời gian, mới tiếp xúc ô nhiễm được một chút thì tâm tà niệm, ác niệm liền sinh ra. Nhất định phải giữ gìn tốt chính mình, phải tự mình biết mình.
Khi công phu vẫn còn chưa đủ phải biết tiến thối. Nếu vẫn chống không nổi những ô nhiễm này phải mau lấy thối làm tiến. Chân thật có định lực rồi thì được. Trước khi còn chưa có định lực thì phải biết tránh né ô nhiễm.
Chúng ta xem, công phu của Nhan Hồi xem ra cũng rất tốt, nhưng Khổng Tử đã dạy ông bắt đầu hạ công phu từ chỗ nào?
Phi lễ chớ xem, phi lễ chớ nghe, phi lễ chớ nói, phi lễ chớ làm. Chỗ thấy, chỗ nghe, chỉ cần ảnh hưởng đến tâm thanh tịnh, tâm cung kính thì nhất định phải tránh. Việc này chính là hộ niệm sự tu hành của chính mình. Nhan Hồi dụng công như vậy huống hồ là chúng ta.
Cho nên Đệ Tử Quy nói với chúng ta: Không sách thánh, bỏ không xem. Hư thông minh, che tâm trí. Cho nên muốn sửa đổi, đầu tiên phải có thể tránh được những ô nhiễm này. Bản thân có định lực, có trí huệ rồi, chân thật người ta có nhu cầu, bạn lại không bị ô nhiễm, như vậy thì có thể nói đến việc giúp đỡ người khác.
Nếu không, dù chúng ta có lòng tốt thì cũng như Bồ Tát bằng đất qua sông, còn khó giữ được chính mình. Chúng ta có được sự trường kỳ huân tu, như vậy khi gặp phải một số cảnh duyên có thể khởi sự quán chiếu, phát giác được vấn đề, tiếp đến là phản tỉnh, sau đó sửa đổi cải chính một cách cụ thể.
Cho nên sửa lỗi là một quá trình, không phải chỉ chốc lát là xong. Lý có đốn ngộ, sự có tiệm tu, phải đối trị tập khí từng chút từng chút một. Ví dụ, chúng ta đều biết tham sân si không tốt, sự sân hận này làm tổn hại thân tâm của chính mình, sau đó cũng khiến con người đau khổ.
Chúng ta hiểu đạo lý này, chúng ta đã buông bỏ được tâm tư hay chưa, đã buông bỏ tâm sân hận hay chưa?
Lý đã đốn ngộ rồi, sự tình vẫn là phải hạ công phu từng chút từng chút một.
Chúng ta có cách cụ thể để đối trị với những tính khí xấu này hay không?
Giả như chúng ta biết tính khí xấu là không tốt, nhưng lại không tỉ mỉ sửa đổi, vậy đây cũng là người ác thì không thể bỏ đi rồi. Biết sai mà vẫn không mau mau trừ bỏ những tập khí xấu này, vẫn để cho chúng ngày ngày làm ô nhiễm chính mình.
Chúng ta làm sao trừ bỏ tính khí xấu?
Đầu tiên, mỗi ngày đọc Kinh Điển. Lời nhường nhịn, tức giận mất, sắp cho người, trước hỏi mình. Càng rõ lý, càng có thể phát hiện được lỗi lầm. Lại nữa, con người hễ nóng vội thì sẽ dễ dàng nổi tính xấu, cho nên bình thường mỗi lời nói việc làm phải thong thả, hễ mà vội thì có lúc sẽ dễ bị bốc hỏa.
Cụ thể, bất kỳ sự việc gì phát sinh, hễ có việc không vui, đầu tiên hãy nhắc nhở chính mình ta sai ở chỗ nào?
Một khi phản tỉnh thì việc bốc hỏa sẽ hạ xuống. Lửa giận con người mà không hạ được thì sẽ chỉ biết nhìn vào điều không đúng của người khác. Chúng ta chưa bàn đến người khác đúng hay không, trước tiên hãy suy nghĩ xem chúng ta có gì không đúng. Tập thành tính tự phản tỉnh khi gặp vấn đề cũng là đối trị với tâm sân hận.
***