Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

THẦY CHỈ CHO QUÝ VỊ MỘT CON ĐƯỜNG ĐỂ ĐI. ĐƯỜNG ĐI RẤT DÀI, CHÍNH MÌNH PHẢI TỰ ĐI LẤY

THẦY CHỈ CHO QUÝ VỊ MỘT CON

ĐƯỜNG ĐỂ ĐI. ĐƯỜNG ĐI RẤT DÀI,

CHÍNH MÌNH PHẢI TỰ ĐI LẤY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Làm thế nào để giữ vững, chẳng bị thoái chuyển?

Nhất định là phải tu học đúng lý, đúng theo lời dạy, sẽ chẳng bị thoái chuyển. Học Phật, nói thật ra, khó có nhất là phải có pháp hỷ. Nếu trong quá trình tu học, người nào đạt được pháp hỷ, sẽ cảm thấy rất vui sướng, chẳng bị thoái chuyển quá dễ dàng.

Nếu học thứ gì mà cảm thấy học khô khan, vô vị, càng học càng khó khăn, tự nhiên là sẽ bị thoái chuyển. Phải học sao cho có pháp hỷ. Nói thật ra, đây cũng chẳng phải là chuyện dễ dàng.

Có pháp hỷ, sẽ nhất định có tiến bộ, thật sự có niềm vui, có tiến bộ trong ấy. Nếu gìn giữ sự tinh tấn lâu dài, thường sanh pháp hỷ, nói thật ra, công phu tu học đi vào nề nếp.

Nếu chúng ta chẳng có tiến bộ, chẳng đạt được pháp hỷ, tự mình phải nghiêm túc kiểm điểm, trong ấy nhất định là có duyên cớ, nhất định phải tìm ra nguyên nhân, sau đấy tiêu trừ nó thì mới được. Nói thật ra, pháp thế gian cũng rất coi trọng chuyện này.

Trong chương đầu tiên của Luận Ngữ, Khổng Lão Phu Tử đã nói rõ ràng chuyện này: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ... học rồi tu tập, há cũng chẳng vui sao. Duyệt là pháp hỷ. Cổ nhân đọc sách là hưởng thụ, đọc sách vui sướng thay. Người hiện thời đọc sách khổ sở ngần ấy, cảm thấy là chuyện khổ sai.

Trước kia, đọc sách là chuyện vui sướng, vì sao?

Đọc sách sẽ hiểu lý. Đối với vũ trụ, nhân sinh, quá khứ, vị lai, do đọc sách họ đều hiểu. Không chỉ là hiểu rõ, mà còn biến những điều đã đọc thành tư tưởng, kiến giải và hành vi trong cuộc sống của chính mình, đương nhiên là họ vui sướng.

Phật Pháp cũng giống như vậy, những Kinh Luận chúng ta đã tu học thảy đều biến thành hành vi trong cuộc sống thực tế của chính mình. Điều này cũng rất vui sướng, nên mới có pháp hỷ.

Nếu tu hành mà Kinh Điển là Kinh Điển, cuộc sống là cuộc sống, về căn bản chẳng ăn nhập gì với nhau, làm sao có thể sanh ra pháp hỷ cho được?

Chẳng thể nào. Vì thế, học Phật Pháp thì nhất định tiêu hóa nó. Nói tiêu hóa nghĩa là biến nó thành quan niệm, kiến giải, và hành vi trong cuộc sống của chính mình. Hóa là biến hóa, điều này rất trọng yếu.

Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ. Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư. Bằng là chí đồng đạo hợp. Thường luôn có bạn học ở cùng một chỗ, rèn giũa, dùi mài lẫn nhau, chẳng dễ bị thoái chuyển.

Rất khó thể ở cùng một chỗ với thầy, nhưng bạn học có thể thường ở chung. Chẳng tiện tranh luận với thầy, dẫu nghe thầy nói chẳng phục, không phục cũng chẳng dám hỏi. Đối với bạn học thì có thể tranh cãi, chẳng sao cả.

Do đó, nếu muốn đạo nghiệp thành tựu, không gì trọng yếu bằng bạn học, còn quan trọng hơn cả thầy.

Vì thầy chỉ là người chỉ đường, thường nói một ngày là thầy. Thầy chỉ cho quý vị một con đường để đi. Đường đi rất dài, chính mình phải tự đi lấy. Nếu một mình ra đi, rất cô đơn, có mấy người chí đồng đạo hợp bèn có thể kết bạn cùng đi.

***