Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

THANH TỊNH LÀ GÌ? NGHĨA LÀ THIÊN HẠ VỐN VÔ SỰ, VIỆC GÌ CŨNG KHÔNG CHẤP THÌ TÂM THANH TỊNH

THANH TỊNH LÀ GÌ?

NGHĨA LÀ THIÊN HẠ VỐN VÔ SỰ,

VIỆC GÌ CŨNG KHÔNG CHẤP

THÌ TÂM THANH TỊNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chân thật trí huệ vô vi pháp thân, đây gọi là thanh tịnh câu. Vô vi pháp thân từ trong trí huệ thanh tịnh biến hiện ra, tự nhiên siêu việt thế gian. Thân thế gian là nghiệp báo của chúng ta hiện ra. Nghiệp của chúng ta có tịnh nghiệp, nhiễm nghiệp, thiện nghiệp, ác nghiệp.

Thuần tịnh hay nhiễm tịnh, thiện hay ác đều tại tâm, tâm là chủ tể, ngôn ngữ hành động đều nghe theo mệnh lệnh của tâm, cho nên tâm thanh tịnh thì thân khẩu thanh tịnh, tâm bất tịnh thì thân khẩu bất tịnh, trong bất tịnh có thiện ác, thiện ác đều là nhiễm.

Thiện nghiệp thì chiêu cảm phước báo Trời người, ác nghiệp thì chiêu cảm khổ báo trong tam đồ. Tam đồ khổ, khổ lắm. Tôi từng thấy người ta nhập hồn, nhìn cách biểu đạt của họ vô cùng thê thảm.

Đó là ai?

Là chúng sanh ở địa ngục lên nhập hồn, quý vị thấy cách họ chịu khổ, cảm thấy rất đau lòng. Điều này trên sân khấu tuyệt đối không thể biểu diễn được, đó là chúng sanh trong địa ngục, khi rời khỏi địa ngục họ dựa vào thân người, sự thống khổ đó thật sự mà nói là đã giảm nhẹ rất nhiều rồi, rời khỏi địa ngục vẫn còn một chút đau khổ, chúng tôi thấy họ rất thê thảm.

Cái khổ của địa ngục thì không cần nói cũng biết, tội báo. Tạo tác tội nghiệt nên họ thọ loại quả báo đó. Thế Giới Cực Lạc không có nhiễm tịnh, khổ vui, tất cả đều buông bỏ. Cho nên nghiệp của họ gọi là tịnh nghiệp, thuần tịnh thuần thiện. Chiếu theo Kinh A Di Đà tu hành, thì có thể tu đến thuần tịnh thuần thiện. Thuần tịnh thuần thiện chiêu cảm quả báo là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

Quý vị có tịnh nghiệp thuần tịnh thuần thiện, thì Phật A Di Đà giúp quý vị, hoàn toàn tương ưng với tâm nguyện của quý vị, hiện thân thanh tịnh, quốc độ thanh tịnh, giúp quý vị ở đây tu hành, thành tựu tánh đức viên mãn, chứng đắc quả vị Diệu Giác.

Bản thân chúng ta không đủ điều kiện này, thì Phật A Di Dà không giúp gì được. Phật có thể gia trì cho quý vị, là khi bản thân của quý vị tu đức được tăng lên một bậc. Bản thân của quý vị không có một tí tu đức nào, thì Ngài không cách gì giúp quý vị được, không giúp được gì.

Quý vị có một phần tu đức, thì được một phần gia trì. Quý vị có mười phần tu đức, thì được Ngài gia trì quý vị mười phần. Phật A Di Đà chắc chắn không có phân biệt, không chấp trước, không thương ghét.

Ngài không phải như chúng ta thích người này, không thích người kia, không có như vậy, Phật không có tâm này. Tâm Phật là thanh tịnh bình đẳng giác, điều này chúng ta cần nên học, bắt buộc phải học. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, việc đối nhân xử thế, phải quy về thanh tịnh bình đẳng giác.

Thanh tịnh là gì?

Nghĩa là thiên hạ vốn vô sự, việc gì cũng không chấp thì tâm thanh tịnh.

Còn có cái này, có cái kia, làm sao tâm quý vị thanh tịnh được chứ?

Cho nên buông bỏ hết những cái này, những cái kia, quyết không để lại trong tâm. Người chân thật niệm Phật, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài Phật A Di Đà ra không có bất kỳ thứ gì, thì tâm thanh tịnh hiện tiền. 

Nhìn tất cả mọi người, tất cả mọi việc và tất cả vật, đều là Phật A Di Đà, bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng hiện tiền. Thanh tịnh bình đẳng sao có chuyện bất giác được. Thanh tịnh bình đẳng là tự tánh bổn định, tự tánh vốn có sẵn trí huệ bát nhã, trí huệ hiện tiền gọi là giác.

Chúng ta tu đạt đến cảnh giới này rồi, không vãng sanh được sao?

Chắc chắn được vãng sanh, sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, là sanh về Cõi Thật Báo Trang Nghiêm, chứ không phải Cõi Đồng Cư hay Cõi Phương Tiện, không phải.

Quý vị suy nghĩ xem, chúng ta làm được không?

Làm được hay không hoàn toàn tại bản thân quý vị, nếu quý vị muốn thì làm được, không muốn thì việc đó rất khó. Quyền này không phải ở người khác, không liên can đến bất kỳ người nào, cũng không liên can đến Phật A Di Đà, hoàn toàn ở chính mình. Đó chính là trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra, tất cả đều bỏ hết.

***