Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

TÁNH ĐỨC LÀ THUẦN TỊNH THUẦN THIỆN. LÃO TỔ TÔNG CHÚNG TA NÓI RẤT HAY TÁNH NGƯỜI VỐN THIỆN

TÁNH ĐỨC LÀ THUẦN TỊNH THUẦN

THIỆN. LÃO TỔ TÔNG CHÚNG TA NÓI

RẤT HAY TÁNH NGƯỜI VỐN THIỆN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chư Phật Bồ Tát biểu diễn cho chúng ta, chúng ta ở trong giai đoạn này, Thích Ca Mâu Ni Phật ba ngàn năm trước, việc này trong lịch sử chúng ta ghi chép, nước ngoài là hơn hai ngàn năm trăm năm, ngài đã làm một lần thí nghiệm, ở dưới cội Bồ Đề đem tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông bỏ liền quay về tự tánh.

Như cái đề mục này của chúng ta, bạn xem, Vọng Tận Hoàn Nguyên, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều buông bỏ thì vọng tận, tận rồi thì hoàn nguyên, liền thành Phật, ngay khoảng một niệm. Phật rất là tường tận làm ra cho chúng ta xem.

Đức Phật Thích Ca tuy là thị hiện như vậy, người chân thật xem hiểu được không nhiều, có thể nói ngay vào lúc đó, ở trên Địa Cầu này không có người hiểu, Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện không tìm được tri âm, vậy đến để làm gì?

Khi đến sẽ không ý nghĩa gì, nên muốn quay về tự tánh, là hoàn nguyên. Cái ý niệm hoàn nguyên này chính là quay về Thường Tịch Quang. Cái ý niệm Hoàn nguyên này vừa khởi, người Trời Tịnh Cư biết được.

Trời Tịnh Cư là Trời Tứ Thiền, ở nơi đó có người tu hành, Thánh Nhân tam quả ở nơi đó tu hành, họ thông minh, lập tức liền từ Trời Tịnh Cư đi xuống.

Họ có năng lực biến hiện ra hình dáng người như chúng ta, làm đại biểu hướng đến Thích Ca Mâu Ni Phật thỉnh pháp, thỉnh ngài vì đại chúng chúng ta giảng kinh nói pháp, giáo hóa mọi người chúng ta, giúp cho mọi người hồi đầu.

Cho nên Phật Pháp cần phải có người khải thỉnh, không có người khải thỉnh thì Phật Bồ Tát liền diệt độ. Thích Ca Mâu Ni Phật hằng thuận chúng sanh, lưu lại thế gian này dạy học, tiếp nhận khải thỉnh, bắt đầu dạy học, đến bảy mươi chín tuổi hết duyên.

Vì sao hết duyên?

Chúng sanh căn tánh chín muồi đều đã độ. Duyên quan trọng nhất chính là chúng sanh căn tánh chín muồi, căn không chín thì không tính, quan trọng nhất chính là chúng sanh căn tánh chín muồi.

Thế nào gọi là căn tánh chín muồi?

Mức độ thấp nhất phải có năng lực chứng quả A La Hán thì Phật xuất thế, không có cái năng lực này thì Phật không xuất thế. Chứng quả A La Hán, chúng ta biết mức độ thấp nhất phải buông bỏ kiến tư phiền não, thông thường nói bạn thật có năng lực đoạn kiến tư phiền não thì bạn mới có thể cảm được Chư Phật Như Lai ứng hóa đến thế gian này.

Chúng ta có cảm Phật liền có ứng, thật làm, thật buông bỏ, chỗ này phía trước nói thỉnh Phật trụ thế, đây là điều kiện để thỉnh Phật trụ thế, không phải trong miệng tùy tiện nói, vậy không thể thỉnh Phật được. Bạn chân thật phát cái tâm này, Phật Bồ Tát liền đến, cảm ứng tương thông, lập tức liền thị hiện.

Ngày nay chúng ta ở trên thế giới này, có ai chân thật buông bỏ được?

Chúng ta thường hay nói buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ danh vọng lợi dưỡng, buông bỏ hưởng thụ năm dục sáu trần, buông bỏ tham sân si mạn, việc này rất khó.

Thế nhưng, đây chỉ là ở ngoài cửa của Phật, chưa bước vào cửa, có thể cảm động Phật Bồ Tát đến ứng hiện ở thế gian này hay không?

Không thể. Thế nhưng có thể cảm động được Thánh Nhân tiểu quả, họ dạy chúng ta thì được rồi.

Cho nên, không thể phát đại tâm thì làm sao được?

Nhất định phải phát đại tâm. Đặc biệt ở ngay trong giai đoạn hiện tại của chúng ta, hiện tiền giai đoạn này là loạn thế, lòng người khác thường, khởi tâm động niệm hoàn toàn trái với tánh đức.

Tánh đức là thuần tịnh thuần thiện. Lão Tổ Tông chúng ta nói rất hay tánh người vốn thiện. Cho nên một câu nói trong Tam Tự Kinh chính là nói nhân chi sơ, tánh bổn thiện, cái thiện này không phải là thiện của thiện ác, thiện của thiện ác thì cái thiện đó đều không thiện, cái thiện này là cái ý viên mãn, không hề có chút bất thiện kém khuyết nào.

Đây là nói cái gì?

Đây chính là nói tự tánh. Chúng ta đọc được ở trong cái thiên văn chương này, phía trước đọc qua tự tánh thanh tịnh viên minh thể, đó chính là nhân chi sơ, tánh bổn thiện, không những không có thiện ác, nhiễm tịnh, bao gồm tất cả đối lập đều không có. Vậy người chúng ta hiện tại khởi tâm động niệm, luân lý, đạo đức, nhân quả thảy đều không còn.

Luân lý, đạo đức, nhân quả đều là thứ từ trong tự tánh thiện. Tương ưng với tánh đức chính là tương ưng với bổn tánh, là tánh đức của tự tánh. Chỗ này nói hằng thuận, cái thuận này là tánh đức. Tánh đức tuy là hằng thuận chúng sanh, thế nhưng tánh đức vĩnh viễn không có thay đổi, bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến.

***