Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

SƯ ĐẠO XÂY DỰNG TRÊN NỀN TẢNG CỦA HIẾU ĐẠO

SƯ ĐẠO XÂY DỰNG TRÊN

NỀN TẢNG CỦA HIẾU ĐẠO

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Hiếu dưỡng cha mẹ, tôi dùng một ít thời gian nói sơ đại ý của câu nói này, hy vọng đồng tu tỉ mỉ mà thể hội. Chúng ta phải hồi phục lại tánh đức.

Nếu muốn vượt khỏi luôn hồi, vượt khỏi mười pháp giới, bốn chữ này rất quan trọng. Nếu như lơ là với nền tảng này, trong Phật Pháp không luận là tu một pháp môn nào đều không thể thành tựu.

Như chúng ta xây một cái nhà, không luận là xây nhà nào, không luận là xây cao hay thấp, đây là nền tảng, đây là cơ bản. Bạn không có nền tảng thì bạn nhất định không thể thành tựu.

Hiếu đạo phải do ai đến dạy bạn?

Phải do Lão Sư, cho nên Phật Pháp là Sư Đạo. Sư Đạo xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo.

Câu thứ hai: Phụng sự Sư trưởng. Trong xã hội cũ Trung Quốc, ân đức của Lão Sư cùng cha mẹ là giống nhau, là bình đẳng. Chúng ta xem thấy trong lễ kính, phong tục tập quán của người xưa cùng hiện tại không giống nhau. Người xưa đối với người trưởng thành, nam tử hai mươi tuổi mặc áo lễ, đội mão.

Mặc áo lễ thì bạn là người trưởng thành, không thể xem bạn như một đứa trẻ. Nữ nhi mười sáu tuổi búi tóc chải đầu là đã trưởng thành. Trưởng thành thì mọi người đều tôn trọng, không được gọi tên của bạn.

Đồng bạn với mình, anh em bè bạn tặng bạn một cái hiệu, chúng ta gọi là biệt hiệu, gọi hiệu, không gọi tên. Cả đời người có thể gọi tên của bạn chỉ có hai người, một là cha mẹ và một là thầy giáo, như vậy bạn mới biết được thầy giáo cùng cha mẹ là bình đẳng.

Nếu như bạn trưởng thành rồi, người ta còn gọi tên của bạn thì bạn đã có tội, không xem bạn là một người đàng hoàng. Việc đó là rất nghiêm trọng.

Bạn xem chúng ta xem thấy trong sách cổ, Hoàng Đế đối với đại thần đều gọi hiệu, không gọi tên, cung kính đối với đại thần. Nếu như Hoàng Đế gọi tên của bạn thì bạn đã phạm pháp, bạn có tội, bạn phải bị xử phạt, do đó không gọi hiệu của bạn, mà gọi tên của bạn.

Cho nên chúng ta từ trong lễ xưa mà xem thấy, học sinh cùng đối với thầy giáo và đối với cha mẹ là bình đẳng. Ân đức của thầy là đem giáo huấn của Thánh Hiền truyền dạy cho chúng ta, chúng ta mới hiểu được cách làm người. Giáo học này là từ minh minh đức mà ra.

Chúng ta vì sao có được minh đức, vì sao hiểu được hiếu dưỡng cha mẹ?

Đều là do thầy dạy, cho nên đối với thầy phải phụng sự. Trong phụng sự, y giáo phụng hành là then chốt. Thầy giáo dạy bảo chúng ta, chúng ta phải có tín tâm, phải có thể lý giải, phải thực hiện cho được lời dạy, như vậy mới không phụ công thầy.

Đây là học trò hiếu học của thầy. Nếu như không tin đối với lời dạy của thầy thì nhất định không nên theo ông ấy học.

Vị thầy có cao minh hơn, có giỏi hơn, có đạo đức, có học vấn, bạn không có lòng tin đối với ông ấy, bạn ở trong lớp của ông ấy nhất định sẽ không có thành tựu. Cho nên chúng ta lựa chọn thầy giáo không gì khác hơn lựa chọn một người mà bạn tôn kính nhất thì thành công.

***