Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

NIỆM TAM BẢO LÀ NIỆM NHƯ THẾ, NGÀN VẠN LẦN KHÔNG NÊN NGỘ NHẬN

NIỆM TAM BẢO LÀ NIỆM

NHƯ THẾ, NGÀN VẠN LẦN

 KHÔNG NÊN NGỘ NHẬN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Ngài Huệ Năng nói rất rõ ràng. Ngài là nói Tam Quy Y, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngài không dùng Phật Pháp Tăng, Ngài dùng giác chánh tịnh.

Quý vị xem trong Pháp Bảo Đàn Kinh Tổ Sư truyền thụ Tam Quy, Ngài nói quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh, Ngài đã dùng chữ như vậy. Ngài dùng như vậy khiến chúng ta tưởng tượng ra, đại khái trong thời đại của Ngài, Phật Pháp ở thế gian đã có rất nhiều người ngộ nhận, chấp tướng.

Quy y Phật nhất định là nặn bằng đất điêu bằng gỗ, quy y Pháp nhất định là Kinh Điển, quy y Tăng là người xuất gia, như vậy là sai.

Những thứ đó là gì?

Là tượng trưng cho Tam Bảo. Nó tượng trương cho điều gì quý vị phải biết. Tất cả Phật Tượng là tượng trưng cho tánh đức. Tượng Bồ Tát, tượng A La Hán tượng trưng cho tu đức. Tất cả đều là tượng trưng cho chính mình, điều này phải nên biết.

Phật tượng trưng cho đại giác, đại triệt đại ngộ. Pháp tượng trưng cho chánh tri chánh kiến. Tăng tượng trưng cho sự thanh tịnh hòa hợp, lục căn thanh tịnh không nhiễm chút trần. Quý vị hiểu được nghĩa này là thật sự đã quy y. Nhìn thấy Tượng Phật liền nghĩ đến chúng ta phải giác mà không mê, thật sự đã quy y.

Nhìn thấy quyển Kinh lập tức nghĩ đến chánh mà không tà. Trong Kinh Điển là chánh tri chánh kiến. Thấy người xuất gia chúng ta liền nghĩ đến sáu căn thanh tịnh, không nhiễm chút trần.

Tịnh mà không nhiễm là Tăng Bảo, giác mà không mê là Phật Bảo, chánh mà không tà là Pháp Bảo. Phải hiểu rõ ràng rằng, ở đây không có chút mê tín nào. Nhìn thấy người xuất gia này họ trì giới hay không, không liên quan đến chúng ta.

Họ là người xuất gia tốt hay người xuất gia không tốt cũng không liên quan. Quý vị nhìn thấy tướng này lập tức nghĩ đến chính mình, lục căn thanh tịnh, không nhiễm chút trần, quý vị thật đã quy y. Niệm Tam Bảo là niệm như thế, ngàn vạn lần không nên ngộ nhận.

***