Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo

hieuthantonsu.vn

BẮT ĐẦU HỌC ĐỆ TỬ QUY, RỒI HỌC CẢM ỨNG THIÊN CUỐI CÙNG TU MƯỜI THIỆN NGHIỆP

BẮT ĐẦU HỌC ĐỆ TỬ QUY,

RỒI HỌC CẢM ỨNG THIÊN CUỐI

CÙNG TU MƯỜI THIỆN NGHIỆP

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Hiếu thân tôn sư thực tiễn ở trong Đệ Tử Quy, từ tâm bất sát thực tiễn trong Cảm Ứng Thiên, câu cuối cùng là Tu Thập Thiện Nghiệp.

Điều này nói rất rõ ràng, rất thấu đáo, đem tuần tự học tập này sắp xếp ra. Bắt đầu học Đệ Tử Quy, rồi học Cảm Ứng Thiên cuối cùng tu Mười Thiện Nghiệp. Vậy hai thứ trước không có, Thập Thiện Nghiệp Đạo cũng là không.

Chúng ta bình tĩnh tỉ mỉ quan sát, hiện tại trên thế giới này, người học Phật, người xuất gia, người tại gia, người tại gia chưa làm được Thập Thiện Nghiệp Đạo, người xuất gia chưa làm được Sa Di Luật Nghi, không những Sa Di Luật Nghi chưa làm được, Đệ Tử Quy củng chưa làm được.

Phật Giáo làm sao mà không suy được?

Không những suy mà e rằng tương lai không còn nữa, sẽ bị biến mất khỏi Trung Quốc.

Không có người thực sự làm, Phật Giáo ở Trung Quốc sẽ biến chất, biến thành cái gì?

Nhiều lắm là biến thành học thuật. Giống như mấy trường Đại Học ở London, những thứ họ học ở khoa Hán Học, chúng tôi đến xem qua, coi Kinh Điển nhà Phật là một môn học thuật thế gian để nghiên cứu, nó biến thành pháp thế gian, nó biến thành tri thức, mà không phải là trí tuệ. Nho Thích Đạo hoàn toàn biến thành tri thức.

Vào thời xưa Trung Quốc không phải vậy. Nho Thích Đạo toàn là trí tuệ. Phật coi trọng đại triệt đại ngộ, Đạo cũng coi trọng khai ngộ, Nho cũng coi trọng khai ngộ. Khai ngộ mới thực sự lợi ích, người không khai ngộ thì không lợi ích.

Ngày nay muốn giác ngộ quý vị phải đi trên con đường khai ngộ. Phật dạy cho chúng ta con đường này, chính là con đường khai ngộ.

Quý vị xem phải học quy củ cho tốt, đây là điều thứ nhất, điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước. Sau khi làm tốt điều đầu tiên rồi mới có thể nâng cao học điều thứ hai. Điều thứ hai là thọ trì Tam Quy, Tam Quy là giác chánh tịnh.

Đây là lý niệm tu hành cao nhất, làm sao có thể đạt đến giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm?

Phật nghĩa là giác. Nhìn thấy Tượng Phật, nghe thấy danh hiệu Phật, thì phải đề khởi giác mà không mê. Nghe người khác tụng Kinh, nhìn thấy Kinh Sách, liền phải nghĩ đến chánh mà không tà.

Nhìn thấy người xuất gia, họ nhắc nhở chúng ta tịnh mà không nhiễm. Họ nhiễm hay không chúng ta không nên quản, họ nhắc nhở ta tịnh mà không nhiễm.

Hình tượng của họ dạy chúng ta, bản thân họ nhiễm hay không không liên quan đến ta, lúc ta nhìn thấy hình tượng đó, ta liền nghĩ đến tịnh mà không nhiễm, sáu căn thanh tịnh, mảy trần không nhiễm. Đây gọi là Tam Quy, là quy y tự tánh. Quy y tự tánh Giác, tự tánh Chánh, tự tánh Tịnh.

Hiện tại người thọ Tam quy y có ý niệm này hay không?

Không có, quy y xong rồi là rồi, tất cả đều quên hết. Cầm được phái quy y là tôi quy y Tam Bảo rồi. Quý vị xem họ, họ vẫn là mê mà không giác, tà mà không chánh, nhiễm mà không tịnh, vẫn còn làm chuyện mê, tà, nhiễm, họ là giả không phải thật.

Đầy đủ các giới, bất phạm uy nghi, các giới thì người tại gia là năm giới, mười giới, tức giới Bát Quan Trai, tại gia cũng có giới Bồ Tát. Người xuất gia có giới Sa Di, Sa Di Luật Nghi, có giới Tỳ Kheo, có giới Bồ Tát.

Năm giới, mười giới, Tam Quy đều không có, thì làm gì có các giới?

Ngày xưa Cổ Nhân đã ưu tư rồi, chúng ta cũng nhìn thấy trong Kinh Điển. Ngẫu Ích Đại Sư đối với sự việc này vô cùng ưu tư.

Người cuối đời Nhà Minh, cách chúng ta hiện nay hơn ba trăm năm, khoảng gần bốn trăm năm rồi, cuối đời Nhà Minh. Người cách đây bốn trăm năm đã vô cùng ưu tư đối với vấn đề này rồi, lo ngại Phật Pháp thất truyền trong thế gian.

Tuy Phật nói, pháp vận của Ngài mười hai nghìn năm, chúng ta căn cứ theo những ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, Phật Thích Ca diệt độ đến ngày nay là ba nghìn không trăm ba mươi tám năm rồi, mười hai nghìn năm đã qua hơn ba nghìn năm rồi, chín nghìn năm sau đó, chúng ta là bắt đầu cho chín nghìn năm này, mới qua ba mươi tám năm.

Pháp vận của Phật vẫn còn rất dài, chưa đến nỗi đứt mất. Người thực sự tu hành chúng ta không nhìn thấy, nhưng chắc chắn có.

Tôi từng đem vấn đề này thỉnh giáo với Đại Sư Chương Gia, Đại Sư Chương Gia bảo tôi yên tâm Phật Giáo sẽ không bị diệt, nhưng có hưng có suy. Đây là điều chắc chắn vậy. Hiện tại suy đến cực điểm rồi, muốn hưng thịnh không phải đột nhiên hưng khởi lại được, nhanh nhất e rằng phải sau một trăm năm nữa, sau hai trăm năm nữa chắc chắn sẽ hưng thịnh trở lại.

Vì sao vậy?

Người có nhận thức đối với Phật Giáo dần dần sẽ hiều hơn, những người đó là ai?

Giới khoa học. Những báo cáo nghiên cứu của khoa học cận đại, rất nhiều thứ hoàn toàn tương đồng với những điều trong Kinh giảng, làm cho những nhà khoa học này vô cùng kinh ngạc.

Mấy ngàn năm trước những điều trong Kinh Phật nói hiện tại được khoa học chứng minh rồi, nó đương nhiên sẽ phục hưng, tương lai xuất gia học Phật có thể đều là những người có thành tựu rất vĩ đại trong khoa học.

Họ quay đầu lại vậy thì rất nhanh sẽ thành Phật rồi. Bởi vì những nghiên cứu của họ đã đạt đến khai ngộ, tức bên mé của đại triệt đại ngộ, chỉ cần họ thực sự có thể buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, họ liền thành Phật.

Hơn nữa họ buông bỏ dễ dàng hơn chúng ta, bởi vì họ hiểu được hiện tượng là giả, hiện tượng vật chất là giả, hiện tượng tinh thần cũng là giả, hiện tượng tự nhiên cũng không phải là thật, họ hiểu được vô cùng thấu triệt, cho nên buông bỏ rất dễ dàng. Đây chính là cách nhìn của tôi. Tương lai Phật Giáo, nhà khoa học, nhà triết học, họ xuất gia, họ đến kế thừa, kế thừa gia nghiệp Như Lai.

Phật Pháp giảng rất hay, hoằng truyền của Chư Phật Như Lai, tùy tâm chúng sanh, ứng sở tri lượng, chúng sanh yêu thích Tôn giáo, họ dùng thân phận Tôn giáo để xuất hiện.

Chúng sanh yêu thích khoa học họ dùng thân phận khoa học để xuất hiện. Yêu thích triết học họ dùng thân phận triết học để xuất hiện. Phật Pháp là viên dung, nó không có chấp trước, nó không có phân biệt. Cho nên cách suy nghĩ của tôi rất có thể tương lai triết học và khoa học kế thừa Phật Pháp. Đây là lời thầy Phương Đông Mỹ nói.

Triết học Kinh Phật là đỉnh cao trong nền triết học toàn Thế giới. Chúng tôi học sáu mươi năm rồi, tiếp xúc được với những báo cáo khoa học gần đây, nhìn thấy những nhà khoa học này, đối với Phật Pháp cảm thấy vô cùng phi thường, hơn nữa cũng ngạc nhiên.

Cho nên nó cũng là đỉnh cao của khoa học. Tiêu chuẩn của thiện, thế pháp, Phật Pháp, tiêu chuẩn của Phật Pháp là ngũ giới, thập thiện.

Tiêu chuẩn của thế pháp ở Trung Quốc là ngũ luân, ngũ thường tứ duy bát đức, đều thực hiện được. Quý vị biểu hiện ở bên ngoài chính là oai phi phép tắc, tức là một tiêu chuẩn.

Đi đứng nằm ngồi của quý vị, nói năng cử chỉ của quý vị, khởi tâm động niệm của quý vị là tiêu chuẩn của đại chúng trời người, của tất cả chúng sanh, đây là tiêu chuẩn tốt nhất, là tiêu chuẩn tương ưng với tự tánh tánh đức.

Người này chúng ta liền hiểu được, tương lai họ sẽ là Đại Sư một thế hệ. Họ kế thừa gia nghiệp Như Lai, hiện nay tại thế gian không nhiều, sau này dần dần sẽ nhiều hơn, người này chí công vô tư, tâm địa thanh tịnh, mảy trần không nhiễm, cho nên đều là thiện.

***