Con ngöôøi khoâng theå baát hieáu cha meï
Khoâng theå nghòch Thaày phaûn ñaïo
BA LOẠI NÀY SAU KHI PHẬT
DIỆT ĐỘ, GỌI LÀ TRÚ TRÌ TAM BẢO,
NÓ LÀ TƯỢNG TRƯNG
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Định công, thiền định là phục phiền não. Nó là trước được định, nhân giới được định vì thế giới rất quan trọng. Giới là điều kiện phải đầy đủ của người học Phật.
Giới bắt đầu học từ đâu?
Bắt đầu học từ Thập Thiện Nghiệp Đạo. Thập Thiện Nghiệp Đạo trong Phật Pháp bất luận Đại Thừa hay Tiểu Thừa, đều gọi nó là căn bản giới.
Đầy đủ Thập Thiện Nghiệp Đạo mới có thể nhập Phật Môn. Đầy đủ Thập Thiện Nghiệp Đạo, trong nhà Phật gọi là Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân. Mới có tư cách, có điều kiện lễ Phật làm thầy, lạy Phật làm thầy, làm học trò của Phật. Khi lạy thầy, thầy đem Tam Quy truyền cho họ.
Tam Quy là gì?
Là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của việc tu học Phật Pháp.
Quý vị tu gì?
Cương lĩnh chung, nguyên tắc chung dạy cho quý vị. Người xưa đều như vậy, tức đem mục đích tu học một đời của quý vị nói với quý vị, con đường này quý vị không được đi sai.
Tam Quy chính là giác chánh tịnh. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Ngài Huệ Năng truyền thọ quy y, trước đây khi chúng tôi mới đọc bộ sách này, khi đó chưa thật sự học Phật. Tôi là ở trong nhà một người bạn là đồng sự thời kỳ kháng chiến của phụ thân tôi, ông ta là một tướng quân.
Khi đến Đài Loan chúng tôi lại gặp nhau. Khi nghỉ tết ông ta mời tôi đến nhà ở một tuần. Trên giá sách của họ có Lục Tổ Đàn Kinh. Tiền Chú của Đinh Phước Bảo là bìa mềm. Tôi mở ra xem rất hứng thú, một tuần sau đã xem xong nó, vô cùng hoan hỷ.
Trong Đàn Kinh nói Tam Quy không giống với Phật Pháp thông thường của chúng ta. Khi Lục Tổ nói Tam Quy Ngài nói quy y Giác, quy y Chánh, quy y Tịnh. Ngài nói như vậy, tiếp theo Ngài có giải thích. Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh, Ngài giải thích như vậy.
Ở trước đầu tiên đưa ra Giác Chánh Tịnh,về sau chúng ta học Phật liền nghĩ đến vấn đề này, vì sao Ngài nói như vậy?
Thông thường truyền thọ Tam Quy đều là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, không nói đến Giác Chánh Tịnh. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến, khi Huệ Năng Đại Sư ra đời Phật Pháp là thời đại Đông Hán truyền lại.
Đến thời Ngài Huệ Năng đã gần một ngàn năm, đại khái Phật Pháp truyền có vấn đề. Thông thường người ta nhắc đến Phật Pháp liền nghĩ đến Tượng Phật được nặn bằng đất, khắc bằng gỗ. Kinh Điển, người xuất gia sanh ngộ nhận rất lớn. Ba loại này sau khi Phật diệt độ gọi là trú trì Tam Bảo, nó là tượng trưng.
Nhìn thấy Tượng Phật phải nghĩ đến giác mà không mê, đây là chân quy y. Nhìn thấy Kinh Sách liền nghĩ đến chánh mà không tà. Kinh Sách, tiếp tục suy ra điều này, bất luận xem được sách nào chỉ cần nhìn thấy sách liền nghĩ đến chánh mà không tà, nó khởi tác dụng này.
Nhìn thấy người xuất gia bất luận là già hay trẻ, nam hay nữ lập tức liền nghĩ đến lục căn thanh tịnh, không nhiễm chút trần. Hiểu được ý nghĩa biểu pháp này, quý vị sẽ biết mọi người, mọi sự, mọi vật.
Cảnh giới mà lục căn chúng ta tiếp xúc căn bản là từng giờ từng phút không hề gián đoạn, nhắc nhở chúng ta phải hiểu đạo lý này nên cần phải có gốc của mười thiện nghiệp.
Hiện tai Phật Pháp đã suy yếu, suy yếu ở đâu?
Suy yếu ở chỗ chúng ta bỏ quên gốc rễ, đối với đại thừa vô cùng hoan hỷ.
Đại thừa không có nền tảng của tiểu thừa thì không học được, sở học của quý vị là gì?
Là tri thức. Đối với nghĩa chân thật của Như Lai quá xa vời.
Kệ khai Kinh nói rất hay: Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa, quý vị không có nền tảng làm sao hiểu được nghĩa chân thật của Như Lai?
Vì thế ngày nay Phật Pháp muốn hồi phục rất khó, khó điều gì?
Khó ở chỗ không có nền tảng.
***